Văn bằng 2 Trường đại học Nha Trang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GIAI LY THUYET MON TTCK THI LAN 1

2 posters

Go down

GIAI LY THUYET MON TTCK THI LAN 1 Empty GIAI LY THUYET MON TTCK THI LAN 1

Bài gửi by baolq 14/2/2011, 12:02 pm

Gửi những ai quan tâm về phần lý thuyết môn TTCK thi lần 1 thì ghé vào xem:
Chúc tất cả thành công trong lần thi lại này.

LÝ THUYẾT VỀ CHỨNG KHOÁN


Các loại lệnh trong giao dịch chứng khoán hiện nay
- Phiên 1: khớp lệnh định kỳ (8g30-9g), lệnh ATO, LO
- Phiên 2: Khớp lệnh liên tục (9g-10g), lệnh MO, LO
- Phiên 3: Khớp lệnh định kỳ (10g-10g30), lệnh ATC, LO

- Thứ tự ưu tiên của lệnh:
+ Ưu tiên số một là giá cả : lệnh thị trường luôn được ưu tiên trước hết, sau đó là lệnh có giá đạt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất.
+ Ưu tiên thứ hai là thời gian: nếu giá đặt mua và giá chào bán bằng nhau hi ai đăng ký trước sẽ được thực hiện trườc.
+ Nếu các lệnh có giá bằng nhau và thời gian như nhau thì số lượng chứng khoán đăng ký mua hay bán là yếu tố quyết định. Lệnh có số lượng lớn sẽ được ưu tiên trước.

- LO (lệnh giới hạn):

Lệnh có khối lượng, giá xác định, có hiệu lực 3 phiên. Dùng trong cả 3 đợt khớp lệnh trong ngày. Lệnh chưa thực hiện hết thì chuyển sang phiên kế tiếp trong ngày (nếu không bị NĐT quyết định hủy).

- MO (lệnh thị trường):

Lệnh có khối lượng, không có giá xác định. Lệnh này theo qui định là dùng trong phiên 2(khớp lệnh liên tục).

Đặc điểm:
+ Chỉ được nhập vào hệ thống khi trên hệ thống đã có lệnh đối ứng. (tức nếu dự định đặt MO mua thì trên hệ thống phải có lệnh bán từ trước)
+ Lệnh không có giá nên sẽ khớp với lệnh đối ứng với bất kỳ giá nào.(Có thể hiểu là lệnh mua ở giá cao nhất và bán ở giá thấp nhất)
+ Hiệu lực là tức thì khi vào hệ thống. Nếu còn dư sẽ chuyển thành lệnh giới hạn với mức giá tốt nhất(chuyển thành lệnh giới hạn mua / bán tại mức giá cao/thấp hơn 1 bước giá so với giá khớp lệnh cuối cùng)

-Lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh mở cửa):
Có khối lượng, không có giá xác định, theo qui định là được sử dụng trong phiên 1
Đặc điểm:
+ Là lệnh mua hoặc bán tại giá mở cửa (giá khớp lệnh cuối phiên 1-hay còn gọi là phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá mở cửa)
+ Ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn.
+ Tự động hủy khi hết phiên nếu lệnh k được thực hiện hoặc k thực hiện hết.

- Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh đóng cửa):

Có khối lượng, không có giá xác định.Theo qui định là dùng trong phiên 3.
Đặc điểm:
+ Là lệnh mua hoặc bán tại giá đóng cửa (giá khớp lệnh cuối phiên 3-hay còn gọi là phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá đóng cửa)
+ Ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn.
+ Tự động hủy khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết.

Quy trình phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng

Thông thường việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng được thực hiện theo các bước sau:
Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số lượng vốn cần huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự định phát hành; cơ cấu vốn phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài…
- Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư.
- Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong phần lớn các trường hợp phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành.
- Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của tổ hợp. Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo lãnh đã được lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến hành bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành.
- Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là khâu khó khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra công chúng. Nếu định giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát hành. Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua và người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của công ty.
- Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức phát hành.
- Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành.
- Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường.
- Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có thể gia hạn thêm.
- Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi kết thúc đợt phân phối chứng khoán.
- Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps).

Từ sự khởi đầu đơn giản với hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn...

Hợp đồng tương lai (Futures):
là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. Ví dụ: Vào đầu năm 2002, công ty A ký hợp đồng tương lai với công ty B mua 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg với thời điểm mua vào cuối năm 2003. Như vậy vào thời điểm mua, công ty B phải bán cho công ty A 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg và công ty A phải mua 100 tấn gạo của công ty B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường vào cuối năm 2003 là bao nhiêu chăng nữa.

Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Ví dụ, công ty sản xuất sô- cô- la Hershay đã bao tiêu nguồn cung cấp ca- cao trên thị trường với các hợp đồng tương lai để giới hạn rủi ro nếu giá ca- cao tăng lên. Hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phố biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), Hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), Hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)...

Hợp đồng kỳ hạn (Forward):
là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào: từ nông sản, tiền tệ cho tới các chứng khoán. Điểm khác biệt của hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng.

… đến những công cụ hiệu quả như quyền chọn và hợp đồng hóan đổi

Quyền chọn cổ phiếu (options):
là quyền của các nhà đầu tư (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua hay bán một số lượng cổ phiếu xác định trước theo một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường.

Có hai loại quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua.

Đối với option mua, người mua option sẽ trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua quyền chọn sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời điểm đã xác định trong tương lai. Người bán quyền chọn nhận được tiền từ người mua quyền chọn nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc được thực hiện trước ngày đó) khi người mua quyền chọn muốn thực hiện cái quyền được mua.

Ví dụ: giá cổ phiếu của IBM trong thời điểm hiện tại là 80 USD/cổ phiếu, sau khi phân tích, bạn dự báo rằng giá sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu bạn muốn đầu tư 1.000 cổ phiếu của IBM bạn phải chi là 80.000 USD. Nhưng nếu một thời gian, cổ phiếu IBM giảm xuống chỉ còn 40 USD/cổ phiếu thì bạn sẽ mất trắng 40.000 USD. Trong trường hợp này, để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự báo, bạn nên đầu tư vào quyền chọn, cụ thể là bạn đi mua quyền chọn cổ phiếu IBM, giá thoả thuận trước (strike price) là 80 USD/cổ phiếu, thời gian là 2 tháng, số lượng 1.000 cổ phiếu với mức phí quyền chọn là 2 USD/cổ phiếu. Trong thời gian này, nếu giá cổ phiếu IBM tăng trên 80 USD/cổ phiếu theo đúng dự báo, bạn có thể thực hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoả thuận trước là 80 USD/cổ phiếu và đem ra thị trường bán với giá 100 USD/cổ phiếu chẳng hạn, bạn sẽ có lợi nhuận là 20.000 USD, trừ đi chi phí 2 USD/cổ phiếu phí mua quyền chọn, bạn sẽ có lợi nhuận 18.000 USD. Nhưng nếu giá cổ phiếu IBM không tăng lên theo dự đoán của bạn, nó giảm liên tục, cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì bạn có quyền không thực hiện việc chọn mua của mình và bạn chỉ lỗ tiền phí mua quyền chọn mà thôi, tức là mất 2000 USD. Từ đó, chúng ta thấy rằng, người mua quyền chọn chỉ chịu lỗ ở mức giới hạn, trong khi lợi nhuận thì rất lớn. Người bán quyền chọn cũng có lợi nhuận thu được từ phí mua quyền chọn.

Đối với quyền chọn bán thì sao? Khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán sụt giảm, họ có thể sử dụng quyền chọn bán để tự bảo vệ. Với 100 cổ phiếu của IBM trị giá 80 USD/cổ phiếu trong tay, bạn có thể mua quyền chọn với một chút lệ phí nhất định để đảm bảo rằng trong ba tháng tới, bất kỳ lúc nào cũng có thể bán được 100 cổ phiếu đó với giá 80 USD/cổ phiếu. Do đó, nếu số cổ phần này bị mất giá thì bạn cũng không lo lắng vì mình đã có người cung cấp quyền chọn bán bảo đảm mức giá cho mình. Người cung cấp quyền chọn được hưởng lợi từ phí quyền chọn.

Quyền chọn được phát minh dựa trên yếu tố các nhà đầu tư ưa thích cảm giác an toàn khi họ chắc chắn họ sẽ được mua và bán với giá ấn định, họ thu lợi nhuận không cao nhưng bù lại sẽ rất ổn định. Đối tượng của quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung như Thị trường quyền lựa chọn cổ phiếu Chicago - CBOE, thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London - LIFFE hay các thị trường phi tập trung OTC.

Hợp đồng hoán đổi:
Là một công cụ phái sinh dựa trên sự trao đổi và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực lãi suất và tiền tệ. Nhiều công ty, ngân hàng muốn có hợp đồng hoán đổi để ấn định tỷ lệ lãi suất nhằm giảm thiểu sự bất ổn trong kinh doanh. Ngoài ra, hợp đồng hoán đổi cũng rất hiệu quả trong việc huy động vốn. Đầu thập niên 90, Citi Bank, ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đã mở rộng một số hoạt động đầu tư sang Nhật bản nên cần một lượng tiền yên Nhật rất lớn trong một thời gian ngắn, trong khi vốn của Citibank lại không có đủ đồng yên. Các chuyên gia nghiệp vụ ngân hàng của Citibank lập tức nghĩ ngay đến Chifon Bank của Nhật bản. Citibank đã thoả thuận một hợp đồng hoán đổi với Chifon Bank, theo đó Citi Bank chuyển cho Chifon Bank một lượng USD nhất định, đổi lại Chifon Bank sẽ cung cấp đồng yên cho hoạt động đầu tư của Citibank tại Nhật bản. Nhờ vậy mà chỉ trong vòng 24 tiếng, Citibank đã có đủ vốn cần thiết cho dự án đầu tư tại đây. Như vậy, hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.

Có thể nói, các công cụ phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với tất cả các hàng hoá chính trên thị trường chứng khoán, từ cổ phiếu, trái phiếu cho đến tiền tệ và hàng hoá như sắt, năng lượng, sản phẩm nông nghiêp…. Sự phố biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Lợi nhuận của những công cụ này được hình thành từ chính giá của những sản phẩm mà nó điều chỉnh. Điều này giúp cho các ngân hàng, các nhà giao dịch hay nhà đầu tư có thể “đánh cược” vào sự biến động về giá cả mà bỏ qua những tranh cãi về giá trị thực tế của tài sản.

Từ suy nghĩ như vậy, những ích lợi của các công cụ phái sinh luôn được các nhà đầu tư khai thác triệt để nhằm tránh những khoản thua lỗ do sự biến động của giá cả. Một cách giản đơn, với việc mua các công cụ phái sinh, các nhà đầu tư đang đánh cược rằng thị trường sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại mong muốn sinh lời của mình, từ đó, với “một mũi tên trúng hai đích”, các nhà đầu từ vừa có được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu lên cao, vừa đảm bảo sẽ không thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu mất giá.

Các công cụ chứng khoán phái sinh được sử dụng nhiều trong các Quỹ phòng hộ (hedge-fund). Theo nhiều người, Quỹ phòng hộ là một phát minh lớn trên thị trường chứng khoán dùng để bù đắp lại rủi ro đầu tư. Tại quỹ này, các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn sẽ tham gia và sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh để bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình chống lại những tăng trưởng không dự tính trước cũng như sự sụt giá bất ngờ hay lên giá đột ngột của hàng hoá. Và thế là các Quỹ phòng hộ liên tục xuất hiện và được điều hành bởi một công ty đầu tư huy động vốn của cổ đông rồi đầu tư vào các chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi nhuận ổn định và đều đặn.


George Soros, nhà đầu cơ tài chính lớn nhất thế giới, là hình mẫu thành công khi áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường. Ngay trong những thời điểm khó khăn nhất vào cuối thập niên 1990 khi giá cả biến động liên tục, thì các Quỹ phòng hộ của Soros vẫn luôn đạt con số lợi nhuận trên 10% nhờ biết cách mua đi và bán lại các công cụ phái sinh. Với các danh mục đầu tư dàn trải trên nhiều thị trường khắp các châu lục, Soros luôn đảm bảo các công cụ phái sinh của mình đem lại hết lợi nhuận này đến lợi nhuận khác. Nổi bật trong số những Quỹ Phòng hộ là Quantum Fund và Quota Fund thông qua công ty quản lý quỹ mang tên Soros Fund Management.

Trên thực tế, việc đầu tư vào các các công cụ phái sinh vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý, bởi nếu các nhà đầu tư mạo hiểm mua thật nhiều cổ phiếu mà không băn khoăn về khả năng thua lỗ thì họ sẽ thu về hàng triệu USD lợi nhuận; trong khi đầu tư vào các công cụ phái sinh, tuy đảm bảo được sẽ không bị thua lỗ nhưng do các bên cung cấp công cụ phái sinh trên thị trường thường giới hạn một lượng cung cấp nhất định đồng thời yêu cầu mức phí khá cao, nên các nhà đầu tư chỉ thu về một phần lợi nhuận nhỏ hơn rất nhiều. Thông thường, thị trường sẽ không biến động nhiều như những suy đoán của các nhà đầu tư khi áp dụng công cụ phái sinh, nên đa phần các nhà đầu tư thường tiếc nuối vì đã bỏ qua lợi nhuận, hơn là mừng thầm vì đã đầu tư vào công cụ phái sinh.

Tuy vậy, tính tích cực và hình ảnh của những công cụ chứng khoán phái sinh ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Không ai có thể phủ nhận rằng các công cụ này đã giúp nhiều nhà đầu tư thoát khỏi các vụ thua lỗ hàng triệu USD trên thị trường chứng khoán, cũng như khiến mọi người an tâm hơn khi đến với thị trường đầy rủi ro này! Thậm chí, những thành công của nó còn gây ra những tiếng vang lớn đến nỗi được các đạo diễn tài ba của Hollywood tái hiện trong bộ phim Trading Places với sự tham gia của tài tử điện ảnh Eddie Murphy.

RIGHT & WARRANT
right là quyền đc mua trước cổ phiếu thường mới phát hành vs giá thấp hơn giá thị trường và số lượng tỷ lệ vs số cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ
right được phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu thường bổ sung và cho cổ đông hiện hành sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch.
nếu các cổ đông thực hiện quyền mua cp mới thì duy trì được tỷ lệ sở hữu đối với công ty.

warrants là quyền mua cp thường với 1 mức giá xác định trong 1 thời gian nhất định, nó được phát hành kèm các đợt phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.
chứng khế có thời hạn dài hơn quyền mua trước.
giá trên chứng khế là 1 mức giá định trước cao hơn giá trị thị trường hiện hành của cp thường. nếu đến thời điểm thực hiện chúng khế, giá thị trường của cp cao hơn giá trên chúng khế thì chúng khế đó có giá trị,và ngược lại.
theo mình thì quyền mua trước hấp dẫn hơn vì các cổ đông có thể mua thêm cổ phiếu của công ty mình đang sở hữu hoặc có thể đem ra giao dịch lại trên thị trường.

CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU
1. Cổ phiếu:
Khi một công ty cổ phần tự huy động vốn thì số vốn cần huy động đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty; Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.
2. Trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Khi mua trái phiếu, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành – còn gọi là bên vay (có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty).
Với tư cách là người sở hữu trái phiếu – hay còn gọi là trái chủ, bạn sẽ được ưu tiên thanh toán tài sản thanh lý khi công ty bị phá sản trước các cổ đông. Tuy nhiên, bạn không được tham gia vào những quyết định của tổ chức phát hành, và cũng không được ''chia gì'' thêm ngoài những khoản tổ chức phát hành đã cam kết
Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp đó, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có.

Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người ấy đang nắm giữ.

Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một gạch nối liên kết, đó là trường hợp trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới...), nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu.

Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn.
Cổ phiếu khác trái phiếu như thế nào?
- Xin được giải thích như sau:
Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp đó, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có.
Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người ấy đang nắm giữ.
Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một gạch nối liên kết, đó là trường hợp trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới...), nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu.
Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn.

CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

Cổ phiếu thường
Thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn điều lệ.
Không quy định tỉ suất cổ tức mà cổ đông được hưởng. Việc chia lãi cho cổ đông thường được thực hiện theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.
Chỉ được chia lãi sau khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi.

Thời hạn của cổ phiếu thường là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp

Cổ đông được hưởng các quyền lợi như quyền bầu cử, quyền ưu tiên mua trước, quyền nhận cổ tức, quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp, quyền bình đẳng với vốn dự trữ của doanh nghiệp, quyền bán, chuyển nhượng, trao đổi cổ phiếu trên thị trường, quyền hoàn vốn để nhận chứng khoán khác ...

Cổ phiếu ưu đãi
Gọi là cổ phiếu ưu đãi vì thông thường cổ tức được chia cao hơn cổ phiếu thường, và khi công ty bị thanh lý thì có ưu tiên thanh toán hơn cổ phiếu thường.

Có nhiều phân loại cho cổ phiếu ưu đãi tùy theo các điều kiện ưu đãi cho cổ phiếu đó tựu trung có những hình thức như sau:

a. Cổ phiếu ưu đãi được chia cổ tức cao hơn cổ phiếu thường, bù lại cổ phiếu ưu đãi không được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.

b. Cổ phiếu ưu đãi dự phần, cũng như trên, cổ phiếu này được chia cổ tức cao hơn cổ phiếu thường, và thỉnh thoảng được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

c. Cổ phiếu ưu đãi có lãi suất điều chỉnh, loại cổ phiếu này có lãi suất (tức là cổ tức) gắn theo sự điều chỉnh của lãi suất trái phiếu chính phủ và được điều chỉnh từng quý một.


Thường chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với cổ phiếu thường.
Cổ tức được quy định rõ trên cổ phiếu hoặc là một số tiền nhất định, hoặc là tỉ suất cổ tức.

Cổ tức ưu đãi được nhận trước so với cổ tức thường nếu như doanh nghiệp có lãi. Nếu doanh nghiệp bị lỗ vốn hoặc lãi không đủ chia thì cổ tức ưu đãi sẽ được tích luỹ để trả lại vào những năm sau.
Khi có chủ trương hoàn vốn cho cổ đông thì cổ đông ưu đãi được xếp vào trật tự ưu tiên trước cổ đông thường.
Khi doanh nghiệp bị giải thể thì sẽ hoàn vốn cho cổ phiếu ưu đãi theo nguyên tắc ngang giá, nếu như đủ vốn hoàn trả.
Đối với giá trị còn lại của doanh nghiệp mà cần phân chia, cổ đông ưu đãi được quyền phân chia trước cổ đông thường

baolq
baolq
Trung tá
Trung tá

Tổng số bài gửi : 117
Điểm : 177
Reputation : 4
Join date : 25/11/2010
Age : 41

Về Đầu Trang Go down

GIAI LY THUYET MON TTCK THI LAN 1 Empty Re: GIAI LY THUYET MON TTCK THI LAN 1

Bài gửi by nguyenphat 15/2/2011, 2:24 pm

thank. con phan bai tap dua len gium cai
nguyenphat
nguyenphat
Tân binh

Tổng số bài gửi : 16
Điểm : 19
Reputation : 0
Join date : 09/02/2011
Age : 44

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết